August 20, 2024

|

by: admin

|

Categories: Chăm Sóc Bé

Trẻ bị nóng trong người? Mẹ lưu ngay bí kíp cách giải nhiệt cơ thể cho bé

Mùa hè nhiệt độ tăng cao, cơ thể trẻ dễ mất nước gây nóng trong người, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Cùng Vital Gin Kid tìm hiểu nguyên nhân và khám phá các phương pháp giải nhiệt cơ thể hiệu quả cho bé. Mẹ cũng đừng bỏ lỡ thực đơn giải nhiệt mùa hè cho bé mà Vital Gin Kid gợi ý nhé!

Nguyên nhân trẻ bị nóng trong người vào hè

 

Biết được các tác nhân gây nóng trong người sẽ giúp ba mẹ ứng phó tốt hơn khi trẻ có vấn đề và giúp giải nhiệt cơ thể cho bé dễ dàng hơn. Sau đây là các nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề nóng trong người của trẻ:

Thời tiết nắng nóng

Mùa hè Việt Nam với nhiệt độ tăng cao lên đến 30-35 độ là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị nóng trong người. Lí do là vì trẻ em nhạy cảm hơn với sự thay đổi của thời tiết; khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể trẻ có thể trở nên quá nóng dẫn đến các vấn đề sức khỏe ở trẻ như phát ban, mệt mỏi và mất nước.

Chế độ ăn cay nóng, thiếu chất xơ

Hè bé thường hay ăn vặt tuy nhiên chế độ ăn uống không cân bằng với nhiều thực phẩm cay nóng và thiếu chất xơ có thể làm tăng nhiệt trong cơ thể bé. Thực phẩm cay nóng có thể kích thích cơ thể sinh nhiệt, trong khi thiếu chất xơ làm giảm khả năng tiêu hóa và hạ nhiệt.

Không uống đủ nước

Nước là yếu tố quan trọng giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Khi trẻ không uống đủ nước, cơ thể sẽ khó điều tiết nhiệt độ, dẫn đến tình trạng nóng trong người. Đặc biệt vào mùa hè, nhu cầu nước của trẻ tăng cao hơn bình thường do vận động vui chơi khiến mồ hôi ra nhiều.

Lười vận động

Hoạt động thể chất giúp cơ thể điều tiết nhiệt độ và thải nhiệt qua mồ hôi. Trẻ ít vận động hoặc chỉ ngồi yên trong nhà có thể dễ bị nóng trong người hơn, vì cơ thể không có cơ hội để giải nhiệt qua hoạt động và vận động.

Biểu hiện của trẻ nóng trong người

Khi trẻ bị nóng trong người, cơ thể sẽ có những biểu hiện rõ rệt mà ba mẹ có thể dễ dàng nhận biết. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến khi trẻ gặp phải tình trạng này:

  • Da khô và nứt nẻ: Trẻ có thể bị da khô, nứt nẻ do mất nước và nhiệt độ cao làm da không còn đủ độ ẩm.
  • Mồ hôi nhiều: Khi cơ thể nóng lên, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ hơn để điều chỉnh nhiệt độ, dẫn đến trẻ ra mồ hôi nhiều.
  • Khó chịu trong người: Trẻ có thể trở nên khó chịu, quấy khóc, không thoải mái và có dấu hiệu mệt mỏi do cơ thể bị nóng.
  • Phát ban nhiệt: Xuất hiện các đốm đỏ hoặc phát ban trên da do nhiệt độ cao và mồ hôi làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Giảm cảm giác thèm ăn: Trẻ có thể ăn ít hơn bình thường vì cảm giác khó chịu do nóng trong người.
  • Nước tiểu ít và màu sẫm: Khi trẻ bị mất nước do nóng, lượng nước tiểu có thể giảm và màu sắc nước tiểu trở nên sẫm hơn.
  • Mệt mỏi và lờ đờ: Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và lờ đờ hơn do tác động của nhiệt độ cao.

Nhận biết sớm các biểu hiện này sẽ giúp ba mẹ có biện pháp giải nhiệt cơ thể cho trẻ kịp thời và hiệu quả, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn trong những ngày hè nắng nóng.

Phương pháp giải nhiệt cơ thể cho bé hiệu quả trong hè nắng nóng

 

Trong mùa hè nắng nóng, việc giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ và thoải mái là điều rất quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp giải nhiệt cơ thể cho bé hiệu quả mà ba mẹ có thể áp dụng:

Cho bé ăn những thực phẩm giải nhiệt cơ thể

Nhóm thực phẩm cần bổ sung:

Cho bé ăn nhiều thực phẩm có tính thanh nhiệt như rau dền, rau muống, bí… giúp mang lại cảm giác thanh mát, lại còn bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá.

Mẹ cần cung cấp vitamin C thông qua các loại trái cây họ cam, chanh trong bữa ăn hàng ngày cho bé. 

Thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, sò, hàu, hến, đậu đỗ,… cung cấp chất đạm và dưỡng chất quan trọng như kẽm, sắt, canxi.

Thức ăn bổ mát như chè hạt sen, thạch yến trái cây sẽ khiến trẻ ngủ ngon và sâu hơn nhờ chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là canxi, tryptophan, taurine… có tác dụng ổn định thần kinh giúp trẻ thư giãn, không cáu gắt.

Nhóm thực phẩm nên tránh:

Thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nhiều chất béo như gà rán, khoai tây chiên, thịt mỡ, xúc xích, đồ hộp, lạp xưởng… làm bé khó tiêu và dễ khát nước do cơ thể đòi hỏi để chuyển hoá.

Mẹ cho bé uống các loại nước giải nhiệt cơ thể mùa hè

Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo: Ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, mỗi ngày trẻ em cần uống khoảng 50 – 60ml nước cho mỗi kilôgam trọng lượng cơ thể, ăn thêm nhiều canh rau. 

Thức uống giải nhiệt tự nhiên

Các loại nước giải nhiệt mùa hè vừa cung cấp đủ nước vừa có giá trị dinh dưỡng mẹ có thể cân nhắc bổ sung cho bé bên cạnh nước lọc như: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống, nước sâm trái cây, thạch sâm mát, sinh tố, nước ép trái cây. Một số loại trái cây giúp giải nhiệt tốt như: cam, dứa, táo, dưa hấu, kiwi…

Thức uống giải nhiệt dinh dưỡng

Bên cạnh đó, nếu mẹ muốn tiết kiệm thời gian và công sức, có thể lựa chọn các loại nước giải nhiệt bổ sung thêm các dưỡng chất quý như nước yến, nước hồng sâm… Hồng sâm Hàn Quốc cho bé không chỉ giúp cấp nước và thanh nhiệt cơ thể nhanh chóng nhờ saponin, mà còn kích thích bé ăn ngon miệng hơn, tăng đề kháng. các dưỡng chất quan trọng như Polysaccharides, Vitamin và vi chất có trong hồng sâm còn hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên mẹ cần lưu ý không nên cho bé uống quá nhiều đồ uống lạnh hoặc ăn kem, dễ gây viêm họng, cảm lạnh.

Gợi ý thực đơn giải nhiệt cơ thể mùa hè mẹ tham khảo

 

Mẹ chưa biết nên xây dựng thực đơn như thế nào để thanh nhiệt cơ thể cho con? Dưới đây, Kid’s Nest Plus sẽ gợi ý thực đơn gồm các món giải nhiệt cơ thể bé mùa hè mà mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của con.

Sáng:

1 tô nhỏ nui kết hợp súp rau củ thịt gà

1 túi nước hồng sâm Vital Gin Kid

Trưa:

1 chén canh bí xanh sườn

1 chén gà nướng ngũ vị

1 dĩa nhỏ bông cải luộc

1 chén cơm 

1 quả cam/táo tráng miệng

Chiều:

1 túi thạch hồng sâm Vital Gin Kid

1 ly nhỏ sinh tố bơ kết hợp hạt chia

Tối:

1 phần bò xào măng tây

1 phần tôm, mực hấp

1 chén canh cải ngọt thịt băm

1 phần trái cây tráng miệng

Thực đơn trên không chỉ giúp bé giải nóng trong người mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Mẹ hãy thử áp dụng và theo dõi sức khỏe, tâm trạng của bé để điều chỉnh phù hợp nhất nhé!